Quảng Ngãi: Liên kết cộng đồng phát triển du lịch

Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa, văn hóa ẩm thực phong phú là cơ sở để phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng.

Đa dạng dịch vụ du lịch cộng đồng

Năm 2012, trên địa bàn tỉnh, loại hình DLCĐ xuất hiện đầu tiên tại Lý Sơn. Đến nay, loại hình du lịch này đã phát triển tại các huyện Bình Sơn, Ba Tơ, Nghĩa Hành, Mộ Đức, TX.Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi.

HTX Du lịch Cộng đồng làng Gò Cỏ tổ chức hoạt động trải nghiệm đón khách du lịch (Ảnh chụp trước tháng 4/2021)

Tại huyện Lý Sơn đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng như: Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia tài trợ xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm cho một số hộ kinh doanh dịch vụ homestay; dự án do Luxembourg tài trợ 350 triệu đồng để tổ chức tập huấn nghiệp vụ giao tiếp tiếng Anh thông dụng, lắp đặt pano và 21 điểm chỉ dẫn cho hộ homestay... 

Tính đến nay, toàn huyện Lý Sơn có gần 100 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ homestay. Riêng tại đảo Bé, hiện đang có nhiều mô hình du lịch cộng đồng, với khoảng 10 cơ sở kinh doanh. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị, xe máy... phục vụ khách du lịch. Năm 2019, có khoảng 53.000 lượt khách sử dụng loại hình DLCĐ khi đến tham quan huyện Lý Sơn.

Tại huyện Ba Tơ, mô hình này được áp dụng tại Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ với các hoạt động trình diễn nghề dệt thổ cẩm truyền thống làng Teng, múa cồng chiêng và hát ta lêu, ka choi, thưởng thức ẩm thực địa phương... đã tạo ra sản phẩm du lịch mới kết hợp loại hình du lịch lịch sử và du lịch trải nghiệm. Nhờ đó, lượng khách đến với Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ tăng 35%/năm.  

Ở huyện Nghĩa Hành, du lịch cộng đồng cũng phát triển với mô hình du lịch miệt vườn, tham quan các vườn cây ăn quả, thưởng thức ẩm thực với các món ăn dân dã đồng quê, tham quan làng nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, tắm suối nước nóng tự nhiên... Trong khi đó, huyện Bình Sơn với mô hình du lịch tham quan tại Thọ An, điểm du lịch Gành Yến, Bầu Cá Cái... thu hút hàng chục nghìn lượt khách mỗi năm. 

Ông Nguyễn Duy Nghĩa, ở thôn Thuận Phước, xã Bình Thuận (Bình Sơn) cho biết: “Nhờ rừng ngập mặn bàu Cá Cái mà chúng tôi có thêm thu nhập thông qua việc nuôi cua, khai thác thủy sản, sắm thuyền đưa khách tham quan... Tôi mong muốn xã thành lập tổ quản lý và kiểm soát hoạt động du lịch tại bầu Cá Cái, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân”.

Tại TX.Đức Phổ, làng du lịch Gò Cỏ được Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ khai thác hoạt động du lịch từ năm 2019. Nhờ có liên kết với nhau thông qua hợp tác xã, hoạt động du lịch cộng đồng nơi đây được tổ chức bài bản, thu hút khá đông khách du lịch nội địa và quốc tế đến tham quan, với các dịch vụ homestay, hội bài chòi, hát hố Gò Cỏ, đội thuyền thúng phục vụ khách ngắm biển, gành đá hoang sơ…

Liên kết làm du lịch cộng đồng

Liên kết với cộng đồng làm du lịch là hướng đi tạo ra sự phát triển bền vững về sinh kế, cải thiện đời sống và bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hoá.

Cộng đồng giới thiệu đặc sản địa phương trong phiên chợ tại Thành cổ Quảng Ngãi tháng 6/2020

Vì lợi ích của cộng đồng, điểm du lịch Thành Cổ Quảng Ngãi đặt cộng đồng làm chủ thể phát triển kinh tế di sản. Cộng đồng bản địa sẽ làm sống dậy không gian xung quanh bảo tàng bằng các hoạt động du lịch gắn liền với phát huy giá trị văn hóa truyền thống, qua đó, đánh thức nhu cầu hưởng thụ văn hóa của con người.

Văn hóa là nền tảng tinh thần, là sức mạnh trường tồn của mỗi dân tộc; giá trị đích thực của di sản văn hóa là phục vụ đời sống hạnh phúc của con người. Do vậy, con người – chủ thể hình thành nên sự đa dạng văn hóa ấy cần được tôn trọng. Để vực dậy một số sản phẩm văn hóa đang dần bị mai một, đánh thức các giá trị truyền thống đã ngủ quên, Thành Cổ Quảng Ngãi hướng đến là mô hình hội tụ tất cả cộng đồng cùng tham gia chủ trì tổ chức cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm văn hóa nhằm biến các hoạt động phát huy giá trị di sản trở thành một trong những hoạt động kinh tế thực sự – kinh tế di sản. 

Đến nay, Thành cổ Quảng Ngãi đã hợp tác cùng với cộng đồng địa phương tổ chức các hoạt động tham quan trải nghiệm văn hoá, ẩm thực, nghệ thuật dân gian... Từ đó, tạo ra nguồn thu nhập cho người dân cũng như giới thiệu văn hoá đặc trưng của Quảng Ngãi đến với công chúng trong và ngoài nước.

Tiên Hồ

 

Tin tức khác

Thông tin hiện vật trưng bày tại LAVA - Khám phá di sản địa chất

Thông tin hiện vật trưng bày tại LAVA - Khám phá di sản địa chất

THÔNG TIN HIỆN VẬT TRƯNG BÀY TẠI  LAVA -  KHÁM PHÁ DI SẢN ĐỊA CHẤT   Đá Ba-zan dạng bọt – Mã số: ĐB 15 Đá Ba-zan dạng bọt có niên đại khoảng ...

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

TRIỂN LÃM CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT LÝ SƠN – SA HUỲNH Sau một thời gian xây dựng và phát triển, diện mạo của một công viên địa chất toàn cầu đang đ ...

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI SÔI NỔI PHIÊN CHỢ QUÊ NGÀY TẾT Điểm du lịch văn hóa Thành Cổ Quảng Ngãi tổ chức khu Chợ quê ngày Tết tại ngã ba Phan Huy ...

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA  ĐA NĂNG QUẢNG NGÃI Sáng nay, ngày 15.01.2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn ...

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

LỄ SƠ KẾT “CUỘC VẬN ĐỘNG CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN HIẾN TẶNG TÀI LIỆU, HIỆN VẬT CHO BẢO TÀNG QUẢNG NGÃI” TẠI THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI Sáng ngày 20/12/20 ...

Chu Đậu - Tinh hoa gốm cổ Việt Nam

Chu Đậu - Tinh hoa gốm cổ Việt Nam

Bắt đầu từ cuối thế kỷ 14, gốm ngoại thương của Việt Nam cực kỳ phát triển với nhiều loại hình đa dạng. Trong đó, dòng gốm Chu Đậu được đánh ...

Bài chòi trong văn hóa của người Quảng Ngãi

Bài chòi trong văn hóa của người Quảng Ngãi

Dẫu trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, nghệ thuật Bài Chòi vẫn còn được lưu giữ trong văn hóa của người Quảng Ngãi. Những lời ca mượt mà ...

Quảng Ngãi: Giữ lửa văn hóa dân tộc thiểu số

Quảng Ngãi: Giữ lửa văn hóa dân tộc thiểu số

Văn hóa dân tộc Quảng Ngãi từ bao đời nay luôn được các nghệ nhân gìn giữ. Văn hóa Hrê với những làn điệu Cahoi, Talêu da diết. Âm nhạc dân ...

Bạn cần hỗ trợ?


02553.727.339

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI SÔI NỔI PHIÊN CHỢ QUÊ NGÀY TẾT Điểm du lịch văn hóa Thành Cổ Quảng Ngãi tổ chức khu Chợ quê ngày Tết tại ngã ba Phan Huy ...

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

TRIỂN LÃM CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT LÝ SƠN – SA HUỲNH Sau một thời gian xây dựng và phát triển, diện mạo của một công viên địa chất toàn cầu đang đ ...

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA  ĐA NĂNG QUẢNG NGÃI Sáng nay, ngày 15.01.2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn ...

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

LỄ SƠ KẾT “CUỘC VẬN ĐỘNG CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN HIẾN TẶNG TÀI LIỆU, HIỆN VẬT CHO BẢO TÀNG QUẢNG NGÃI” TẠI THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI Sáng ngày 20/12/20 ...

MENU