Nhà trưng bày di sản văn hóa vật thể

NHÀ TRƯNG BÀY DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

Nhà trưng bày thuộc khu phía bắc bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi, được bố trí gần cổng phụ đường Phan Huy Ích. Nhà trưng bày có 3 tầng (tầng hầm, tầng 1, tầng lửng) và không gian sân vườn rộng. Khu vực này là nơi trưng bày các hiện vật của các con tàu đắm cổ trên con đường gốm sứ trên biển cũng như phát huy nghề gốm Mỹ Thiện truyền thống của Quảng Ngãi. Hơn nữa, nhiều không gian ngoài trời còn được bố trí để giới thiệu đặc sắc văn hóa miền của 3 miền núi của tỉnh Quảng Ngãi là Hrê, Cor và Cadong.

Kho cổ vật giải mã bí ẩn “con đường gốm sứ trên biển”

Hình 1: Khu vực trưng bày bộ sưu tập hiện vật tàu đắm cổ

Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghiên cứu và khai quật khảo cổ học dưới nước, Thành cổ Quảng Ngãi đang sở hữu hơn 60.000 hiên vật tàu đắm được tìm thấy trên vùng biển Việt Nam.

Đến với nhà trưng bày di sản văn hóa vật thể du khách sẽ được khám phá và chiêm ngưỡng bộ sưu tập hiện vật tàu đắm của 9 con tàu đắm hàng trăm năm tuổi và những câu chuyện kỳ bí phía sau các cuộc khai quật dưới biển sâu. Hành trình khai quật và những câu chuyện xung quanh hiện vật gốm sứ sẽ giải mã những bí ẩn của hải trình giao thương mang tên “con đường gốm sứ trên biển. Nhiều chuyên đề tham quan học tập thú vị tìm hiểu tiến trình phát triển gốm sứ giao thương phù hợp cho mọi đối tượng du khách.

Trưng bày kết hợp tinh hoa ẩm thực miền núi Quảng Ngãi

Vùng đồi núi phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi là không gian sinh sống của các dân tộc thiểu số Hrê, Cor và Ca Dong từ lâu đời. Suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, người đồng bào miền cao đã sáng tạo nên những di sản văn hóa độc đáo. Trong số đó, có thể kể đến nghề dệt thổ cẩm ở thôn Làng Teng của người Hrê, nghệ thuật trình diễn đấu chiêng của đồng bào Cor ở Trà Bồng hay Lễ hội lúa mới của người Ca Dong vùng Sơn Tây.