Bài chòi trong văn hóa của người Quảng Ngãi

Dẫu trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, nghệ thuật Bài Chòi vẫn còn được lưu giữ trong văn hóa của người Quảng Ngãi. Những lời ca mượt mà thấm đẫm tình quê, gắn kết yêu thương đang được tỉnh Quảng Ngãi gìn giữ và trao truyền đến thế hệ trẻ.

Lời giao tình – một chút chân quê

Bài Chòi là loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng của miền Trung Việt Nam được cộng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Biểu diễn Bài chòi tại Quảng Ngãi - Ảnh: Internet

Dân ca bài chòi xuất hiện từ khi người Việt vào mở mang, khai phá đất phương nam với lời hát đối đáp đơn sơ giữa những người dân quê chân chất. Sau đó, cụ Ðào Duy Từ sáng tạo ra hội chơi bài chòi khá độc đáo, thu hút nhiều người tham gia. Do vậy, vùng đất Ðức Phổ (Quảng Ngãi) giáp ranh với huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh (nơi cụ Ðào Duy Từ cư ngụ) được xem là đất tổ của hội đánh bài chòi và bài chòi ở các địa phương lân cận phát triển khá sớm. Từ đó, bài chòi dần được định hình và phát triển trong văn hóa đời sống của người Quảng Ngãi.

Chuyện kể về nguồn gốc của bài chòi cũng được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Thuở trước, để bảo vệ mùa màng trước sự phá hoại của thú rừng, cư dân trong làng dựng những chiếc chòi cao ở ven rừng để trông coi. Trên mỗi chiếc chòi cắt cử thanh niên trai tráng canh gác, nếu thấy thú dữ về phá hoa màu thì đánh mõ, hô to để đuổi chúng… Trong quá trình ấy, để đỡ buồn chán, người ta đã nghĩ ra cách giao lưu với nhau bằng những câu hát, câu hò. Những câu hò, điệu lý làm vơi đi nỗi buồn trong đêm thanh vắng. Rồi lời ca tâm tình giữa hai căn chòi được kết nối qua phương tiện truyền âm khá hiện đại thời bấy giờ. Họ dùng ống tre rỗng bịt một đầu bằng da ếch phơi khô, ở giữa miếng da đục lỗ nhỏ rồi xỏ sợi tơ tằm gắn với ống tre gắn da ếch phía chòi bên kia. Khi người này hát, người kia áp ống vào tai để nghe.

Bài chòi cứ thế như gởi tiếng lòng của người dân về đời sống, cảnh vật, thiên nhiên và gắn kết con người với con người. Những câu từ mộc mạc thêm tiếng đàn, nhịp phách phụ họa, nâng lời ca bay bổng giữa chốn miền quê thanh bình. Sau những giờ lao động vật vả, người dân lại tụ họp để thưởng thức bài chòi làm không khí trở nên vui tươi hơn như xua đi cái mệt nhọc thường ngày. Cứ thế mà lời ca dần trở nên mượt mà để người dân bày tỏ nỗi niềm với nhiều chủ đề như: hát về khung cảnh yên bình, về những bậc tiền nhân có công mở mang làng xóm…

Chẳng phân biệt tuổi tác, chẳng kén người nghe, loại hình nghệ thuật dân gian này càng thu hút vào những dịp lễ hội và tết Nguyên đán tại Quảng Ngãi. Trên bãi đất trống là những căn chòi nhỏ thơm mùi rơm vừa gặt từ đồng làng. Sau hồi trống chầu, âm thanh của nhiều loại nhạc cụ ngân vang phụ họa dẫn dắt vào cuộc vui chơi. Cạnh chòi, trẻ thơ tung tăng khoe áo mới, nam thanh nữ tú buông lời đối đáp, đong đưa ánh mắt trao tình. Những năm tháng kháng chiến và tham gia sản xuất, người dân vẫn thường khích lệ nhau bằng những câu từ đối đáp như được tiếp thêm sức mạnh để cùng vượt qua những khó khăn gian khổ. Lời tâm tình mộc mạc như tình cảm của người dân vùng quê Quảng Ngãi cứ thế được lưu truyền suốt bao thế hệ.

Lưu giữ và trao truyền nghệ thuật dân gian

Sự biến động của đời sống đương đại đã làm cho loại hình nghệ thuật bài chòi đứng trước nguy cơ bị mai một. Dù vậy, qua bao thăng trầm, bài chòi ở Quảng Ngãi vẫn luôn cháy trong tim nhiều người. Từ đó, nhiều địa phương trong tỉnh như Đức Phổ, Mộ Đức, Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi… bài chòi đang dần được hồi sinh. Nhiều hội bài chòi được thành lập với những người nghệ nhân tâm huyết với nghệ thuật dân gian và như được sống lại những năm tháng của tuổi trẻ. Đây chính là những lực lượng nồng cốt để biểu diễn ở nhiều nơi, góp phần giữ gìn và truyền ngọn lửa đam mê nghệ thuật bài chòi đến với công chúng, nhất là giới trẻ.

Mới đây, Hội Bài chòi - hát hố Gò Cỏ được thành lập vào tháng 5 năm 2020, với 23 thành viên. Thi thoảng, hội được mời biểu diễn bài chòi cho du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa nơi miền biển xanh - cát vàng. Những người dân quanh năm sống với nắng gió của biển, trồng trọt chăn nuôi vẫn thắp trong lòng những làn điệu dân ca cháy bỏng. Những ca khúc được các thành viên sáng tác mang nội dung mới hơn, có ý nghĩa thực tế trong cuộc sống ngày nay từ sản xuất, làm du lịch đến truyện kể dân gian. Chính lời ca mộc mạc, dễ đi vào lòng người của bài chòi khiến các bạn trẻ càng học càng thích thú, quyết tâm gắn bó với bài chòi. Nhiều lớp dạy hát bài chòi cùng nghệ nhân được mở để từng bước khôi phục loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc và hướng đến việc đưa hát dân ca bài chòi vào trong trường học. 

Để khơi dậy sức sống nghệ thuật bài chòi cộng đồng địa phương phải nhận thức giá trị di sản bài chòi là giá trị văn hóa phi vật thể không thể thay thế. Các nghệ sĩ, nghệ nhân bài chòi cần tăng cường tính sáng tạo để dân ca bài chòi thích ứng với cuộc sống hiện đại, sử dụng phương tiện nghe nhìn tiên tiến nhằm đưa bài chòi trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân địa phương. Ứng dụng bài chòi trong các lễ hội, hoạt động biểu diễn kinh tế đêm, phát triển du lịch nhằm giới thiệu văn hóa bài chòi của Quảng Ngãi đến với du khách trong và ngoài nước.

- Bài viết có tham khảo:

Bài báo "Giữ lửa nghệ thuật bài chòi" được phát hành trên báo Nhân dân ngày 31 tháng 8 năm 2019.

Tiên Hồ

Tin tức khác

Thông tin hiện vật trưng bày tại LAVA - Khám phá di sản địa chất

Thông tin hiện vật trưng bày tại LAVA - Khám phá di sản địa chất

THÔNG TIN HIỆN VẬT TRƯNG BÀY TẠI  LAVA -  KHÁM PHÁ DI SẢN ĐỊA CHẤT   Đá Ba-zan dạng bọt – Mã số: ĐB 15 Đá Ba-zan dạng bọt có niên đại khoảng ...

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

TRIỂN LÃM CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT LÝ SƠN – SA HUỲNH Sau một thời gian xây dựng và phát triển, diện mạo của một công viên địa chất toàn cầu đang đ ...

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI SÔI NỔI PHIÊN CHỢ QUÊ NGÀY TẾT Điểm du lịch văn hóa Thành Cổ Quảng Ngãi tổ chức khu Chợ quê ngày Tết tại ngã ba Phan Huy ...

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA  ĐA NĂNG QUẢNG NGÃI Sáng nay, ngày 15.01.2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn ...

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

LỄ SƠ KẾT “CUỘC VẬN ĐỘNG CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN HIẾN TẶNG TÀI LIỆU, HIỆN VẬT CHO BẢO TÀNG QUẢNG NGÃI” TẠI THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI Sáng ngày 20/12/20 ...

Chu Đậu - Tinh hoa gốm cổ Việt Nam

Chu Đậu - Tinh hoa gốm cổ Việt Nam

Bắt đầu từ cuối thế kỷ 14, gốm ngoại thương của Việt Nam cực kỳ phát triển với nhiều loại hình đa dạng. Trong đó, dòng gốm Chu Đậu được đánh ...

Quảng Ngãi: Giữ lửa văn hóa dân tộc thiểu số

Quảng Ngãi: Giữ lửa văn hóa dân tộc thiểu số

Văn hóa dân tộc Quảng Ngãi từ bao đời nay luôn được các nghệ nhân gìn giữ. Văn hóa Hrê với những làn điệu Cahoi, Talêu da diết. Âm nhạc dân ...

Đặc điểm ngôi nhà truyền thống của người Việt

Đặc điểm ngôi nhà truyền thống của người Việt

“Nhà ở” là từ dùng để chỉ một thực thể vật chất làm nơi cư ngụ của con người. Còn “kiến trúc” là những vấn đề bản sắc văn hoá và bản sắc thị ...

Bạn cần hỗ trợ?


02553.727.339

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI SÔI NỔI PHIÊN CHỢ QUÊ NGÀY TẾT Điểm du lịch văn hóa Thành Cổ Quảng Ngãi tổ chức khu Chợ quê ngày Tết tại ngã ba Phan Huy ...

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

TRIỂN LÃM CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT LÝ SƠN – SA HUỲNH Sau một thời gian xây dựng và phát triển, diện mạo của một công viên địa chất toàn cầu đang đ ...

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA  ĐA NĂNG QUẢNG NGÃI Sáng nay, ngày 15.01.2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn ...

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

LỄ SƠ KẾT “CUỘC VẬN ĐỘNG CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN HIẾN TẶNG TÀI LIỆU, HIỆN VẬT CHO BẢO TÀNG QUẢNG NGÃI” TẠI THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI Sáng ngày 20/12/20 ...

MENU