OCOP ( One Commune, One Product) là chương trình mang tên “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Chương trình này khởi nguồn từ xứ Phù Tang từ thập niên 70 của TK trước. Tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 40 quốc gia học tập, triển khai thành công, đạt được những thành tựu to lớn từ chương trình này. Thực chất, đây là giải pháp thúc đẩy kinh tế nông thôn, khơi dậy tiềm năng phát triển của các địa phương. Mục đích chính là tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Sản phẩm đạt chất lượng Ocop tại tỉnh Quảng Ngãi
Ocop là gì?
“Mỗi xã, phường một sản phẩm” (tiếng Anh là One commune, one product- viết tắt là OCOP) là mô hình được học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm của của Nhật Bản” (tiếng Anh là One village, one product- viết tắt là OVOP), phong trào này được triển khai đầu tiên ở Nhật bản từ thập niên 70 của thế kỷ trước và đã mang lại nhiều lợi ích người dân. Đến nay đã có hơn 40 nước học theo và đã triển khai rất thành công góp phần mang lại đời sống ấm no cho người dân vùng nông thôn. “Mỗi xã, phường một sản phẩm” thực chất là giải pháp để phát triển kinh tế từ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thống văn hóa, danh thắng các địa phương vốn dĩ là những tiềm năng lợi thế của các vùng miền chưa được phát huy, khai thác để phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn.
Mục tiêu của OCOP có thể thấy rất rõ. Đó là phát triển hình thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm đậm chất truyền thống, có tiềm năng phát triển ở khu vực nông thôn. Từ đó thực hiện tốt tiêu chí đề ra trong bộ tiêu chí của chương trình nông thôn mới.
Nhìn chung, nếu thực hiện thành công chương trình OCOP thì vấn đề công ăn việc làm của người dân được giải quyết. Cùng với đó là thay đổi cách sản xuất, hướng tới nền kinh tế thị trường rộng lớn. Thêm nữa, việc thúc đẩy phát triển sản xuất này còn góp phần hạn chế “làn sóng” di cư từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm. Cuối cùng là tạo ra những sản phẩm chất lượng, phát triển du lịch địa phương.
Khai mạc chuỗi tập huấn năm 2021
Khai mạc chuỗi tập huấn Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm Ocop" năm 2021
Từ ngày 28/9 đến 13/10/2021, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phối hợp với Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức đợt tập huấn về Chương trình OCOP năm 2021 với 4 mục tiêu chính:
- Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của Chương trình OCOP, những định hướng mới của chương trình trong giai đoạn 2021-2025 và hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất tham gia hiệu quả vào Chương trình OCOP.
- Đào tạo nâng cao năng lực về sản xuất, gia tăng giá trị và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với nhu cầu của thị trường, thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số;
- Tạo diễn đàn trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện chương trình OCOP ở các cấp và các địa phương.
- Hướng dẫn chuẩn hoá hồ sơ tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm.
- Nội dung tập huấn: gồm 11 chuyên đề tổng hợp và chuyên sâu.
Đối tượng tham gia:
- Cán bộ quản lý chương trình OCOP ở các địa phương: cấp tỉnh, huyện.
- Chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,… đã được đánh giá, phân hạng 3-4 sao và sẽ tham gia chương trình OCOP trên toàn quốc.
- Cá nhân, tập thể, tổ chức, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp quan tâm đến chương trình OCOP.
- Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
- Giảng viên, sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,.. có quan tâm đến chương trình OCOP hoặc có ý tưởng khởi nghiệp OCOP.
- Những cá nhân quan tâm đến Chương trình OCOP.
Hình thức: Đào tạo trực tuyến qua Zoom và livestream trên fanpage Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong và kênh Youtube OCOP CRD-SU
Link group Zalo hỗ trợ Học viên: https://zalo.me/g/xzlyqn722
Thông qua chuỗi tập huấn, Ban Tổ chức mong muốn tăng cường hiệu quả triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP đáp ứng yêu cầu của thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Tiên Hồ