Độc đáo thổ cẩm truyền thống của người Hrê tại Quảng Ngãi

TCQN- Trang phục truyền thống là văn hoá ăn mặc của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng tộc người đều có lối ăn mặc riêng, qua cách ăn mặc người ta có thể nhận biết dân tộc này hay dân tộc kia. Với người Hrê ở Quảng Ngãi, trang phục truyền thống được lưu giữ và bảo tồn như một biểu tượng của bản sắc văn hóa. 

Nghề dệt thổ cẩm được trao truyền

Dân tộc Hrê có quá trình sinh tụ lâu đời ở vùng Trung Trung bộ của Việt Nam, thuộc dãy Trường Sơn miền tây tỉnh Quảng Ngãi. Địa vực cư trú của dân tộc Hrê trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu ở ba huyện miền núi: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà. Ngoài ra, còn rải rác ở một số huyện Sơn Tây, Trà Bồng, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Đức Phổ, thành phố Quảng Ngãi. Cư dân người Hrê ngoài địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn cư trú ở huyện An Lão tỉnh Bình Định, ở huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum và ở các tỉnh Tây Nguyên.

Một số họa tiết của thổ cẩm Làng Teng – Ba Tơ

Từ bao đời nay, những tấm váy, những cái khố, những chiếc khăn đội đầu, những tấm vải địu con đầy sắc màu của người Hrê cứ lặng lẽ vượt qua bao đèo cao, suối sâu để đến với hàng trăm “plây” Hrê ở miền Tây Quảng Ngãi, ở Kon Tum, Bình Định, Gia Lai, Đăk Lắk. Trải qua lịch sử hằng nghìn năm hình thành tộc người, chưa bao giờ thổ cẩm Hrê - sắc màu Hrê, phôi pha, đứt gãy trên những cung đường đầy gian khổ, dẫu là những năm tháng chiến tranh. Để có điều đó chính là nhờ một sự trao truyền âm thầm, bền bỉ. 

Vào cuối năm 2019, nghề dệt thổ cẩm Hrê ở làng Teng xã Ba Thành, huyện Ba Tơ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Trang phục Hrê thể hiện nét đẹp truyền thống từ cách dệt vải đến họa tiết trên thổ cẩm mà không đâu có được.

Nét độc đáo trang phục Hrê

Trang phục truyền thống của dân tộc Hrê ở Quảng Ngãi gồm có hai loại, đó là bộ thổ cẩm và bộ vải thường (kể cả cho nam và cho nữ). Có tên gọi như sau:

Bộ trang phục cho nữ:

• Bộ váy áo thổ cẩm gọi là: "Ca tuư iu 'nhoh" ('Nhoh tức là thổ cẩm);

• Bộ váy áo vải thường gọi là: "Ca tuư iu găm" (Găm tức là màu đen). Tuy nhiên chỉ có váy nhất thiết là màu đen, còn áo thì tùy thích, người ta có thể mặc nhiều màu khác nhau. Vải thổ cẩm nguyên gốc người ta dệt chỉ có ba màu: đen, trắng, đỏ. Trong đó màu đen làm nền chủ đạo. Người dân tộc Hrê thích bộ trang phục màu đen, họ quan niệm màu đen là màu kín đáo, dịu dàng và mạnh mẽ...

• Chiếc váy vải thường có ba loại: Chiếc váy chỉ có một lớp, gấu váy tới dưới đầu gối khoảng 20cm hoặc dài tới mắt cá chân, gọi là: "Ca tuư li"; chiếc váy có hai lớp, một lớp gấu váy tới dưới đầu gối khoảng 20cm (lớp ngoài), một lớp dài tới mắt cá chân (lớp trong), gọi là: "Ca tuư mọiq li, moiq hchon"; chiếc váy có hai lớp bằng nhau, dài tới mắt cá chân, gọi là "Ca tuư hjup". Váy thổ cẩm chỉ có một loại, thường người ta may một lớp, dài tới mắt cá chân.

• Để cho bộ váy áo của mình đẹp hơn, đặc biệt là bộ váy áo vải thường người ta thường trang trí ở gấu váy, rìa tay áo bằng sợi chỉ, hoặc kết bằng cườm nhỏ màu trắng và màu đỏ, làm cho bộ trang phục hài hòa, nhẹ nhàng. 

Trang phục nam nữ truyền thống của người Hrê

Bộ trang phục cho nam:

o Khố (Kpen/Hpen)

o Bộ quần áo vải thường (may kiểu quần áo bà ba)

• Khố có hai loại: Chiếc khố loại nhỏ, gọi là: "Hpen dham" dành cho những người trung niên, thanh niên. Chiều rộng của khố khoảng 18cm, chiều dài khoảng 4,5m - 5m, hoạ tiết hoa văn đơn giản, nhẹ nhàng. Thân khố màu đen, có ba đường sọc màu trắng chính giữa, hai đường sọc màu đỏ hai viền; hai đầu chiếc khố có năm đường hoa văn, nhưng không rõ nét như hoa văn của áo, có tua khoảng 15cm. Chiếc khố loại lớn, gọi là: "Hpen vroang" dành cho người già, những người khá giả về kinh tế. Chiều rộng của khố khoảng 20cm, chiều dài khoảng 5m - 5,5m; thân chiếc khố màu đen, có ba đường sọc màu trắng chính giữa, hai đường sọc màu đỏ hai viền như hpen dham nhưng lớn hơn; hai đầu chiếc khố có 7 đường hoa văn sặc sỡ, có tua dài khoảng 20cm.

• Bộ quần áo bà ba màu đen, áo cổ tròn, dài tay, có hai túi phía trước, chẻ một tí hai bên hông. Chiếc quần dài tới mắt cá, không có túi. Để cho bộ trang phục của mình đẹp hơn, nam dân tộc Hrê thích trang trí ở những đường rìa quần áo bằng sợi chỉ, hoặc vải màu đỏ.

Bên cạnh bộ trang phục, phụ nữ dân tộc Hrê thích đeo những đồ trang sức ở cổ, tai, cổ tay làm bằng đồng, bằng bạc... rất phong phú, đa dạng. Chiếc khăn đội trên đầu, choàng cổ của những chàng trai, cô gái cũng làm tô điểm duyên dáng vẻ đẹp lung linh, huyền ảo khi người ta ăn mặc lúc đi dự lễ hội, hay trong những ngày sinh hoạt thường ngày của người Hrê xưa.

Sắc màu không thể trộn lẫn của thổ cẩm Hrê

Bên khung dệt đơn sơ bằng tre, bằng nứa của mẹ, người con gái Hrê âm thầm lớn lên trong các “plây” nương theo nguồn nước dọc sông Liêng. Mỗi ngày, dưới bàn tay của các mẹ, những sắc màu Hrê cứ lặng lẽ chảy vào tuổi thơ của các con mình.

Các mẹ không chỉ dệt ra những tấm thổ cẩm tựa vào những sắc màu từ cỏ cây, hoa lá lung linh giữa đại ngàn mà còn dệt vào lòng con những sắc màu đầy ắp tình yêu đất đai, sông núi.

Không những thế, những sắc màu luôn được trao truyền đó còn chứa đựng cả vũ trụ quan, nhân sinh quan của một tộc người đã hàng nghìn năm gắn bó với núi rừng miền Tây Quảng Ngãi, với các triền núi cao ở vài nơi khác nữa.

Bài viết tham khảo:

• Mẫu chuyện về thổ cẩm Hrê của TS. Nguyễn Đăng Vũ viết ngày 04/12/2020;

• Trang phục truyền thống của người Hrê được đăng trên báo Quảng Ngãi ngày 09/12/2011

Tiên Hồ

 

 

Tin tức khác

Thông tin hiện vật trưng bày tại LAVA - Khám phá di sản địa chất

Thông tin hiện vật trưng bày tại LAVA - Khám phá di sản địa chất

THÔNG TIN HIỆN VẬT TRƯNG BÀY TẠI  LAVA -  KHÁM PHÁ DI SẢN ĐỊA CHẤT   Đá Ba-zan dạng bọt – Mã số: ĐB 15 Đá Ba-zan dạng bọt có niên đại khoảng ...

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

TRIỂN LÃM CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT LÝ SƠN – SA HUỲNH Sau một thời gian xây dựng và phát triển, diện mạo của một công viên địa chất toàn cầu đang đ ...

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI SÔI NỔI PHIÊN CHỢ QUÊ NGÀY TẾT Điểm du lịch văn hóa Thành Cổ Quảng Ngãi tổ chức khu Chợ quê ngày Tết tại ngã ba Phan Huy ...

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA  ĐA NĂNG QUẢNG NGÃI Sáng nay, ngày 15.01.2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn ...

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

LỄ SƠ KẾT “CUỘC VẬN ĐỘNG CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN HIẾN TẶNG TÀI LIỆU, HIỆN VẬT CHO BẢO TÀNG QUẢNG NGÃI” TẠI THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI Sáng ngày 20/12/20 ...

Chu Đậu - Tinh hoa gốm cổ Việt Nam

Chu Đậu - Tinh hoa gốm cổ Việt Nam

Bắt đầu từ cuối thế kỷ 14, gốm ngoại thương của Việt Nam cực kỳ phát triển với nhiều loại hình đa dạng. Trong đó, dòng gốm Chu Đậu được đánh ...

Bài chòi trong văn hóa của người Quảng Ngãi

Bài chòi trong văn hóa của người Quảng Ngãi

Dẫu trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, nghệ thuật Bài Chòi vẫn còn được lưu giữ trong văn hóa của người Quảng Ngãi. Những lời ca mượt mà ...

Quảng Ngãi: Giữ lửa văn hóa dân tộc thiểu số

Quảng Ngãi: Giữ lửa văn hóa dân tộc thiểu số

Văn hóa dân tộc Quảng Ngãi từ bao đời nay luôn được các nghệ nhân gìn giữ. Văn hóa Hrê với những làn điệu Cahoi, Talêu da diết. Âm nhạc dân ...

Bạn cần hỗ trợ?


02553.727.339

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI SÔI NỔI PHIÊN CHỢ QUÊ NGÀY TẾT Điểm du lịch văn hóa Thành Cổ Quảng Ngãi tổ chức khu Chợ quê ngày Tết tại ngã ba Phan Huy ...

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

TRIỂN LÃM CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT LÝ SƠN – SA HUỲNH Sau một thời gian xây dựng và phát triển, diện mạo của một công viên địa chất toàn cầu đang đ ...

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA  ĐA NĂNG QUẢNG NGÃI Sáng nay, ngày 15.01.2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn ...

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

LỄ SƠ KẾT “CUỘC VẬN ĐỘNG CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN HIẾN TẶNG TÀI LIỆU, HIỆN VẬT CHO BẢO TÀNG QUẢNG NGÃI” TẠI THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI Sáng ngày 20/12/20 ...

MENU