Làm gốm Sa Huỳnh với bàn xoay

Thành Cổ Quảng Ngãi tổ chức hoạt động trải nghiệm tạo hình gốm Sa Huỳnh bằng bàn xoay dành cho nhiều đối tượng du khách.

- Giới thiệu về đặc trưng của gốm Sa Huỳnh và các làng nghề truyền thống.

- Trải nghiệm tạo hình gốm bằng bàn xoay với đất sét không tạp chất.

- Hoạt động này, không chỉ tạo cho học sinh những phút giây trải nghiệm thú vị mà còn kích thích sự sáng tạo trong hình dáng  và hoa văn của sản phẩm.

Giá vé: Liên hệ

Thời gian hoạt động: 7h30 – 11h30 | 13h00 – 17h00. Để đảm bảo chương trình tham quan, quý khách vui lòng liên hệ đặt vé trước thời gian đóng cửa là 1 giờ.

*Đối tượng ưu tiên bao gồm: Trẻ em 3-6 tuổi, học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người khuyết tật; Miễn phí cho trẻ em dưới 3 tuổi

NỘI DUNG CHI TIẾT

TRẢI NGHIỆM TẠO HÌNH GỐM SA HUỲNH BẰNG BÀN XOAY

Quảng Ngãi được xem là cái nôi của Văn hóa Sa Huỳnh và gốm chính là đặc trưng nổi bật của nền văn hóa này. Hiện nay, làng nghề tại xã Phổ Khánh vẫn đang giữ gìn và phát huy nghề gốm Sa Huỳnh như một tài sản quý giá. Nhằm hướng đến giáo dục và truyền tải những giá trị văn hóa, nghề truyền thống của Quảng Ngãi nói riêng và Việt Nam nói chung, Thành Cổ Quảng Ngãi tổ chức hoạt động trải nghiệm tạo hình gốm Sa Huỳnh bằng bàn xoay dành cho nhiều đối tượng du khách.

 Các em học sinh trải nghiệm làm gốm Sa Huỳnh bằng bàn xoay và phơi gốm

Đến với hoạt động trải nghiệm này học sinh sẽ được giới thiệu về đặc trưng của gốm Sa Huỳnh và các làng nghề truyền thống. Sau đó, các em sẽ được trải nghiệm tạo hình gốm bằng bàn xoay với đất sét không tạp chất. Hoạt động này, không chỉ tạo cho học sinh những phút giây trải nghiệm thú vị mà còn kích thích sự sáng tạo trong hình dáng và hoa văn của sản phẩm.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chọn 1 phần đất sét phù hợp và nhào nặn để đất được kết dính

Bước 2: Vo tròn đất sét và gắn chặt lên bàn xoay

Bước 3: Quay bàn xoay để tạo hình gốm

Bước 4: Trang trí gốm bằng các hoạt tiết

Bước 5: Đem gốm đi phơi và nhận thành phẩm

 

MENU