Gắn kết cộng đồng để bảo tồn di sản

Từ nhận thức cộng đồng là chủ thể sáng tạo văn hóa, chủ sở hữu di sản văn hóa, có quyền tự ý thức về bản sắc văn hóa của mình, bài viết tiếp cận vai trò của cộng đồng với việc bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể, được thể hiện tại bảo tàng và ngay chính trong cộng đồng.

Cộng đồng với việc bảo vệ di sản văn hóa 

Trong lĩnh vực di sản văn hoá, bảo vệ được hiểu là hành động có ý thức nhằm lưu giữ những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Từ lâu, việc bảo vệ di sản đã trở thành một hoạt động không thể thiếu của xã hội văn minh. Bảo vệ di sản với tư cách là một bộ môn khoa học, hoạt động với mục đích giữ gìn, bảo lưu các tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ, để làm sống lại trong thời kỳ đương đại và tiếp tục chuyển giao cho thế hệ mai sau.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa - Ảnh: internet

Nhận thức được di sản văn hoá là đối tượng duy nhất và không thể thay thế, nên các cộng đồng dân tộc ở các quốc gia trên thế giới đều có trách nhiệm bảo vệ và lưu giữ cho tương lai. Ngược lại, trong công cuộc bảo vệ này, di sản văn hóa phải được gắn với con người và cộng đồng cư dân địa phương (với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu tài sản văn hóa), coi việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh của đông đảo công chúng trong xã hội là mục tiêu hoạt động.

Có hai hình thức mà qua đó, vai trò cộng đồng với việc bảo vệ di sản văn hoá có thể được thể hiện, đó là cộng đồng bảo vệ di sản văn hóa thông qua bảo tàng và bảo vệ di sản văn hoá ngay tại cộng đồng.

Cộng đồng bảo vệ di sản văn hóa tại bảo tàng

Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của bảo tàng là một yếu tố quan trọng để kết nối khoảng cách giữa di sản văn hoá, chủ thể di sản văn hoá, cơ sở bảo tàng và khách thể văn hoá. Bảo tàng phải tạo được chỗ đứng trong cộng đồng, nghĩa là hợp tác với cộng đồng địa phương trên cơ sở các lĩnh vực hoạt động của bảo tàng.

Bảo tàng được biết đến với vai trò là nơi giữ gìn di sản văn hoá, và cộng đồng có vai trò tham gia vào các hoạt động của bảo tàng như đóng góp các sưu tập hiện vật hay các di sản văn hoá và giới thiệu các di sản văn hoá đó một cách sống động nhất. Và cộng đồng có vai trò tham gia vào các hoạt động của bảo tàng như: Đóng góp các bộ sưu tập hiện vật và giới thiệu các di sản văn hoá đó một cách sống động nhất. Hiện vật được trưng bày chỉ “tỏa sáng” khi nó gắn liền với “câu chuyện”. Câu chuyện độc nhất đằng sau mỗi hiện vật chính là giá trị cao nhất của di sản và là sức hấp dẫn riêng của bảo tàng.

Gắn kết với cộng đồng địa phương để hỗ trợ việc giới thiệu di sản, cũng chính là thành công của cộng đồng đối với việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo tàng và làm phong phú thêm nội dung trưng bày của bảo tàng. Điều đó đã mang lại cơ hội cho bảo tàng và cộng đồng địa phương trong việc: Thu hút ngày càng nhiều khách tham quan; Tăng cơ hội học hỏi và phát triển; Nâng cao năng lực quản lý và duy trì các bộ sưu tập của họ; Đa dạng hóa các hình thức trưng bày, giới thiệu các dạng đối tượng hiện vật và các bộ sưu tập.

Mô hình hoạt động này tại các bảo tàng làm tăng thêm sự tương tác giữa cộng đồng chủ thể văn hóa với cán bộ bảo tàng và khách tham quan, để cộng đồng tự giới thiệu những câu chuyện liên quan đến di sản văn hóa của họ từ quá khứ đến hiện tại và có thể cả tương lai. Vì thế, mô hình này cũng thúc đẩy sự gia tăng số lượng du khách, tác động đến sự tăng trưởng kinh tế.

Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể ngay tại cộng đồng

Trong Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (2003), UNESCO đã khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng: không có văn hóa nếu không có người dân và cộng đồng. Đồng thời, UNESCO cũng đánh giá cao sự tham gia tích cực và những tri thức sâu sắc về di sản của người dân trong việc thực hành, truyền dạy và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, coi đó là nguồn lực quan trọng nhất, có tính quyết định trong sự nghiệp bảo tồn di sản.

Cộng đồng giữ gìn và phát huy nghệ thuật Bài Chòi tại Làng Gò Cỏ - Quảng Ngãi

Di sản văn hóa phi vật thể tồn tại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và hành vi của chủ thể di sản. Một di sản văn hoá phi vật thể muốn duy trì được sức sống phải có ý nghĩa với cộng đồng và liên tục được cộng đồng đó tái tạo, lưu truyền từ đời này qua đời khác. Nói cách khác, di sản văn hoá phi vật thể do cộng đồng sáng tạo ra, tồn tại trong không gian sinh tồn hằng ngày của họ và chỉ được bộc lộ thông qua thực hành của những con người cụ thể. Vì vậy, di sản văn hóa phi vật thể sẽ bị mai một, thậm chí biến mất nếu không được chủ thể văn hóa quan tâm hoặc không còn thực sự hữu dụng cho họ.

Ngoài điểm tựa của di sản văn hoá phi vật thể chính là cộng đồng thì những người ngoài cộng đồng – Chủ thể văn hoá (có thể là khách tham quan, người hưởng thụ di sản văn hóa phi vật thể, các nhà nghiên cứu hay quản lý di sản văn hóa phi vật thể,…) cũng có thể góp phần bảo tồn di sản với vai trò hỗ trợ cộng đồng trong việc nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hoá các thông tin liên quan tới di sản văn hoá phi vật thể; Phổ biến kiến thức và bảo vệ di sản thông qua các kênh giáo dục. Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản phi vật thể một cách bền vững, cần có sự gắn kết, đồng thuận của cả cộng đồng chủ thể và cộng đồng khách thể của di sản văn hoá.

Xây dựng cơ chế hợp tác cùng cộng đồng bảo tồn di sản

Cộng đồng chính là những người nắm giữ tri thức, ký ức và lịch sử. Họ cần có sự hỗ trợ của các tổ chức, thiết chế văn hoá để biến những truyền thống văn hoá của họ thành đối tượng trưng bày và giới thiệu ra thế giới bên ngoài. Ngược lại, các tổ chức và các thiết chế văn hoá cũng rất cần đến sự hợp tác và tham gia của cộng đồng. Tuy nhiên, các tổ chức, nhà quản lý chỉ nên định hướng, hỗ trợ về cách bảo tồn. Còn phần vận hành, hãy để cộng đồng tự làm điều đó! Có vậy, di sản mới có câu chuyện và được tái hiện một cách sống động nhất được

Chỉ có sự thể hiện, trình diễn và giới thiệu của chính cộng đồng – Những hiện vật sống mới mang đến cho khách tham quan cái nhìn chân xác về bản sắc văn hoá của cộng đồng và thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá. Nhờ đó, di sản không những được bảo tồn bền vững, mà còn có cơ hội được giới thiệu và quảng bá rộng rãi, mang lại lợi ích tinh thần và vật chất cho cộng đồng.

  • Điểm du lịch Thành cổ Quảng Ngãi hân hạnh là điểm đến hấp dẫn cho du khách tham quan và trải nghiệm văn hóa với sự tham gia của cộng đồng địa phương nhằm phát huy các giá trị di sản văn hóa của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và Việt Nam nói chung.
  • Bài viết tham khảo tư liệu: Cộng đồng với việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - tác giả Nguyễn Thị Thu Trang.

Tiên Hồ

 

Tin tức khác

Thông tin hiện vật trưng bày tại LAVA - Khám phá di sản địa chất

Thông tin hiện vật trưng bày tại LAVA - Khám phá di sản địa chất

THÔNG TIN HIỆN VẬT TRƯNG BÀY TẠI  LAVA -  KHÁM PHÁ DI SẢN ĐỊA CHẤT   Đá Ba-zan dạng bọt – Mã số: ĐB 15 Đá Ba-zan dạng bọt có niên đại khoảng ...

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

TRIỂN LÃM CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT LÝ SƠN – SA HUỲNH Sau một thời gian xây dựng và phát triển, diện mạo của một công viên địa chất toàn cầu đang đ ...

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI SÔI NỔI PHIÊN CHỢ QUÊ NGÀY TẾT Điểm du lịch văn hóa Thành Cổ Quảng Ngãi tổ chức khu Chợ quê ngày Tết tại ngã ba Phan Huy ...

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA  ĐA NĂNG QUẢNG NGÃI Sáng nay, ngày 15.01.2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn ...

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

LỄ SƠ KẾT “CUỘC VẬN ĐỘNG CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN HIẾN TẶNG TÀI LIỆU, HIỆN VẬT CHO BẢO TÀNG QUẢNG NGÃI” TẠI THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI Sáng ngày 20/12/20 ...

Chu Đậu - Tinh hoa gốm cổ Việt Nam

Chu Đậu - Tinh hoa gốm cổ Việt Nam

Bắt đầu từ cuối thế kỷ 14, gốm ngoại thương của Việt Nam cực kỳ phát triển với nhiều loại hình đa dạng. Trong đó, dòng gốm Chu Đậu được đánh ...

Bài chòi trong văn hóa của người Quảng Ngãi

Bài chòi trong văn hóa của người Quảng Ngãi

Dẫu trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, nghệ thuật Bài Chòi vẫn còn được lưu giữ trong văn hóa của người Quảng Ngãi. Những lời ca mượt mà ...

Quảng Ngãi: Giữ lửa văn hóa dân tộc thiểu số

Quảng Ngãi: Giữ lửa văn hóa dân tộc thiểu số

Văn hóa dân tộc Quảng Ngãi từ bao đời nay luôn được các nghệ nhân gìn giữ. Văn hóa Hrê với những làn điệu Cahoi, Talêu da diết. Âm nhạc dân ...

Bạn cần hỗ trợ?


02553.727.339

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

Thành Cổ Quảng Ngãi sôi nổi phiên chợ quê ngày Tết

THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI SÔI NỔI PHIÊN CHỢ QUÊ NGÀY TẾT Điểm du lịch văn hóa Thành Cổ Quảng Ngãi tổ chức khu Chợ quê ngày Tết tại ngã ba Phan Huy ...

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

Triển lãm Công viên Địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

TRIỂN LÃM CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT LÝ SƠN – SA HUỲNH Sau một thời gian xây dựng và phát triển, diện mạo của một công viên địa chất toàn cầu đang đ ...

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

Khánh thành Trung tâm Phát huy giá trị Di sản Văn hoá đa năng Quảng Ngãi

KHÁNH THÀNH TRUNG TÂM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA  ĐA NĂNG QUẢNG NGÃI Sáng nay, ngày 15.01.2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đoàn ...

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

Lễ sơ kết "Cuộc vận động cán bộ và nhân dân hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Quảng Ngãi"

LỄ SƠ KẾT “CUỘC VẬN ĐỘNG CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN HIẾN TẶNG TÀI LIỆU, HIỆN VẬT CHO BẢO TÀNG QUẢNG NGÃI” TẠI THÀNH CỔ QUẢNG NGÃI Sáng ngày 20/12/20 ...

MENU